Trong tiếng Việt, có vô số những từ phát âm giống nhau đến 100% nhưng khi viết ra giấy lại hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn viết sai chính tả, thì nghĩa nó sẽ cũng hoàn toàn khác và khi giải thích hay ứng dụng chúng trong mỗi ngữ cảnh cũng sẽ khác nhau. Giấu giếm hay Dấu diếm cũng là một trường hợp như vậy. Vậy thì, nên viết dấu diếm hay giấu giếm, từ nào mới đúng về mặt chính tả và ngữ pháp của tiếng Việt?
Dấu diếm hay Giấu Giếm là đúng?
Đáp án đúng là: “Giấu giếm”
Chắc hẳn bạn sẽ rất thắc mắc giữa từ dấu diếm và giấu giếm thì từ nào viết đúng về mặt chính tả phải không? Một số người cũng đã hỏi những người xung quanh mình từ “giấu diếm” của mình viết vậy là đúng hay sai. Một số người nói là viết đúng nhưng cũng có số nói là viết sai và phải viết lại “dấu diếm” mới đúng.
Tuy nhiên, từ đúng sẽ là từ “ giấu giếm” . Vì sao lại như vậy? Chúng ta hãy cùng giải nghĩa và phân tích trong những phần sau để không bị nhầm nữa nhé!
Giải nghĩa của các từ cụ thể
1. Dấu diếm
Dấu là một danh từ và thường dùng để chỉ tên của sự vật.
Ví dụ như là con dấu, dấu vết, dấu bưu điện, đóng dấu,… và nó thường được áp dụng trong câu là:
– Con dấu của cơ quan anh để ở đâu rồi?
– Công an đang truy tìm dấu vết của băng đảng tội phạm
2. Giấu giếm
Giấu là động từ và thường dùng chỉ một hành động cũng như cử chỉ.
Ví dụ là cất giấu, giấu khuyết điểm, chôn giấu. Về ý nghĩa, nếu bạn muốn giữ kín một món đồ hoặc cất suy nghĩ của mình không cho ai biết thì đó là từ giấu. Một số ví dụ áp dụng trong câu là:
– Anh giấu tiền bạc ở chỗ nào?
– Một người khôn ngoan hay che giấu suy nghĩ của mình.
Vậy nên, qua cách giải nghĩa trên, ta thấy cách viết đúng chính tả là giấu giếm và thực hiện tra cứu trong từ điển cũng xuất hiện từ này. Những trường hợp viết sai chính tả mà bạn nên tránh là giấu diếm và dấu diếm.
Nguyên nhân nhiều người hay bị nhầm lẫn cách dùng
Có một số nguyên nhân khiến nhiều người hay bị nhầm lẫn cách dùng từ dấu diếm và giấu diếm.
– Thứ nhất, chẳng phải ngẫu nhiên mà ngữ pháp Việt Nam được xem là trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới. Người ta cũng thường nói rằng “ Phong ba bão táp cũng không bằng ngữ pháp của Việt Nam”, câu nói này đã nói lên được độ khó của ngữ pháp Việt Nam như thế nào. Không chỉ khó về cấu trúc câu mà tiếng Việt còn sở hữu một kho tàng từ ngữ rất phong phú. Ví dụ như cùng một cách đọc nhưng lại có vô số cách viết khác nhau, điển hình là 2 từ dấu diếm và giấu giếm khiến người viết vô cùng hoang mang, không biết từ nào là đúng.
– Thứ hai, phần lớn mọi người hay bị nhầm lẫn hai từ trên là do có thể chưa gặp cách viết đúng hai từ trên bao giờ. Cho nên, đây cũng có thể là nguyên nhân họ hiểu sai cách viết của 2 từ dấu diếm và giấu giếm.
Một số ví dụ về cách dùng hay bị nhầm trong thực tế
Ví dụ 1: An đang cố tình che giấu những dấu vết của mình.
Ví dụ 2: Minh muốn cất giấu con dấu quan trọng ở chỗ bí mật của mình.
Bạn có đang thấy sự khác biệt giữa hai câu ví dụ trên không? Từ giấu đầu tiên trong câu cùng chỉ hành động không muốn để ai biết, còn từ dấu thứ hai đi cùng từ khác để tạo nên danh từ. Mong rằng qua ví dụ này bạn đã không còn bị nhầm lẫn nữa nhé!
Lời kết luận và đánh giá chung
Theo tìm hiểu và tra xét kỹ càng trong từ điển, giấu giếm là từ viết đúng về mặt chính tả và ngữ pháp nhất. Nếu bạn đang viết từ dấu diếm thì qua bài viết này hãy sửa lại ngay đi nhé!
Stress là một thực trạng phổ biến đang diễn ra ngày nay. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, vấn đề xoay quay công việc học tập và cuộc sống. Vì vậy các đề tài về stress cũng rất đa dạng và phức tạp với những yêu cầu cao về kiến thức cũng như sự tìm hiểu của người viết. Sinh viên khi làm về ...